Dinh Norodom từ 1869 đến trước 1962 |
Khi Nam Kỳ bị Pháp chiếm đống, thống đốc Nam Kỳ De Lagrandiere quyết định bỏ ra một số tiền khá lớn (gần 4 triệu Franc vàng) để xây dựng một dinh thự nguy nga tráng lệ trên mãnh đất rộng 15 hacta ngay trung tâm Sài Gòn để phô trương sự giàu mạnh của một cưởng quốc thực dân, dinh được thiết kế bởi kiến trúc sư Lhermitte (người vẽ kiến trúc toà thị sãnh Hong Kong), ông chọn phong cách kiến trúc Châu Âu, không một nét kiến trúc Việt Nam.
23/2/1868, bắt đầu xây dựng đến 25/9/1869 khánh thành nhưng việc hoàn thiện và trang trí nội thất cho dinh đến 1875 mới xong, mang tên Norodom- tên của một vị vua Campuchia đã ký với Pháp một hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp. 1887, tổng thống Pháp ký sắc lện thành lập Liên Bang Đông Dương, nên toà nhà hoành tráng nhất Đông Dương bị trưng dụng làm dinh toàn quyền Đông Dương, do đó thống đốc Nam Kỳ phải dọn sang dinh nhỏ hơn (xây dựng 1885-1890)-dự kiến sẽ làm bảo tàng kinh tế, dinh thống đốc Nam Kỳ này vào trước 1975 còn được gọi là dinh Gia Long (nay là bảo tàng TPHCM số 67 Lý Tự Trọng Quận 1).
Theo những người tin phong thuỷ, thống đốc Nam Kỳ chọn mãnh đất ngay ngã ba (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lê Duẩn), thì đường Lê Duẩn xưa là đường Norodom (*) như là một mũi tên đâm thẳng vào dinh, do đó chưa đầy bốn thập niên đã có bốn toàn quyền chết (hay suýt chết là toàn quyền bị ám sát tại Quảng Châu-Trung Quốc dưới bàn tay chiến sĩ Tâm Tâm Xã Phạm Hồng Thái).
Đường Thống Nhất (1950- trước 1975) |
Thời Mỹ:
1955, Mĩ can thiệp và đưa Ngô Đình Diệm lên tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), dinh trở thành dinh Tổng Thống. 27/2/1962, hai trung uý Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái máy bay AD-6 ném bom xuống dinh, Ngô Đình Diệm và em là Ngô Đình Nhu thoát chết nhưng dinh bị hư hại nặng, do đó Diệm đã cho sang bằng và xây mới hoàn toàn.Dinh bị ném bom 1962 |
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người Việt Nam đầu tiên được giải thưởng lớn Roma-Khôi Nguyên La Mã), để hạn chế tác hại của “mũi lao”, ông cho xây dựng một đài phun nước trước dinh, xây dựng 1962, 1963 thì Diệm và Nhu bị ám sát chết, mãi đến 1966 mới khánh thành Dinh mới. 1968, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ mở tiệc mừng đắc cử tổng thống và phó tổng thống tại Dinh thì bị Biệt Động Sài Gòn nả bốn quả đạn cối 60ly nhưng không sao. 1968, lại bị biệt động Sài Gòn tấn công một lần nữa. Tháng 4/1975, trung uý Nguyễn Thành Trung (đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân hoạt động bí mật trong hàng ngũ không lực VNCH) khi nhận lện láy máy bay F5E ném bom vùng giải phóng, trên đường bay ông tách đội hình quay lại ném bom Dinh là sập sân bay lầu 3 và cầu thang trung tâm lầu 2, rồi hạ cánh xuống sân bay Bà Rá-Phước Long.
4/1975, chứng kiến ba đời tổng thống Việt Nam Cộng Hoà ra đi: 21/4/1975 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức rồi trao quyền cho phó tổng thống Trần Văn Hương. Ông Hương lên thay chỉ trong vòng một tuần, ngày 28/4 từ chức và trao lại quyền cho tướng về hưu Dương Văn Minh lên làm tổng thống nhưng cũng chỉ được hai ngày (chính xác 43giờ).
30/4/1975, những chiếc xe tăng của lữ đoàn 203, quân đoàn 2 nhanh chống vượt cầu Thị Nghè tiến về Dinh Độc Lập, dẫn đầu là xe tăng 843 và sau đó chiếc xe tăng mang biển hiệu 390 đã hút sập cổng Dinh Độc Lập (để biết chính xác xe tăng nào hút cổng là nhờ vào một bức ảnh được chụp lại bởi một nữ phóng viên người Pháp).
(*)
Tên
|
1871
|
1950
|
30/4/1975
|
1986
|
Dinh
|
Norodom
|
Độc Lập
|
Thống Nhất
|
Thống Nhất
|
Đường
|
Norodom
|
Thống Nhất
|
30/4
|
Lê Duẩn
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét