Sharing Plugin

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

DINH ĐỘC LẬP - P2 (KIẾN TRÚC)


Tổng diện tích sử dụng 20.000m2, riêng Dinh Độc Lập có diện tích 4.500 m2. Vật liệu đa số trong nước , riêng đèn trần pha lê, cửa kính dày 12 ly , thang máy và máy điều hoà là nhập từ nước ngoài. Dinh gồm có 1 sân thượng, 3 tầng lầu chính, 2 gác lững, 1 tầng nền và 2 tầng hầm.Tổng cộng có trên 100 phòng (mỗi phòng bày trí khác nhau).

Tầng nền:

Phòng Khánh Tiết: là phòng lớn nhất, trước 1975 phòng được sử dụng cho những cuộc hợp với nghi lễ long trọng, do đó cách sắp xếp đa phần như cũ (thảm, đèn trần pha lê), phía sau là bức ảnh chụp lại của bức tranh thuỷ mặc (tranh thuỷ mặc gốc được tu sửa lại tại bảo tàng Mỹ Thuật Hà Nội)-nói về đề tài “Việt Nam Quốc Tổ”- đức Quốc Tổ oai vệ giữa hai hàng văn võ bá quan và tay cầm bút viết hai chữ lớn “ Văn Lang”(tên đầu tiên của nước ta).

Phòng Khánh Tiết

Phòng Hợp Hội Đồng Nội Các: vẫn còn sử dụng cho những cuộc hợp quan trọng.

Phòng hợp Nội Các.

Phòng Đại Yến: trước 1975 để chiêu đãi các tiệc trọng thể trong Dinh, màu sắc được chọn cho căn phòng là màu vàng có tác dụng tăng sự đầm ấm và vui vẻ cho buổi tiệc.Ngoài ra trong phòng còn treo một bức tranh sơn dầu gồm 7 tấm ghép lại do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ tặng nhân dịp khánh thành Dinh, gốc trái bưc tranh có 2 câu thơ chữ Hán bằng mực đỏ với nội dung: “ Cẩm tú sơn hà – Thái bình thảo mộc”_ tạm dịch: “Non sông gấm vốc- Cây cối thái bình”.

Phòng Đại Yến

Hiện nay cả ba phòng vẫn còn được sử dụng cho các cuộc hợp quan trọng của Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ.

Tầng 1:

Phòng hội đồng an ninh Quốc Gia:
Phòng hội đồng an ninh Quốc Gia



Phòng làm việc của Tổng Thống (TT): có bức tranh Cầu Tri Thủy thuộc vùng biển Ninh Chữ ,Ninh Thuận - quê hương TT Nguyễn Văn Thiệu do họa sĩ Phạm Cơ vẽ bằng sơn dầu trên vải năm 1966. Kế bàn làm việc là cánh cửa dẫn xuống tầng hầm bằng cầu thang bộ. Căn phòng này còn có bức tranh thêu trên nền nhung hình cây tùng và chim hạc, biểu tượng của sự trường tồn. Đây là quà tặng của Đại tướng Hàn Quốc Mul Hien The năm 1971.




Phòng tiếp khách nước ngoài của TT: bên trong phòng có 2 chiếc ghế (chổ ngồi của TT Nguyễn Văn Thiệu) được đặt đối diện với 2 hàng ghế còn lại (chổ ngồi của thượng khách cùng thư ký và phụ tá của họ). Phía sau chổ ngồi TT có tấm ván ba sọc tượng trưng cho quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà và một cặp ngà voi cấm vào miệng rồng để thể hiện quyền uy, hai bên là hai chiếc tủ gỗ có hình Mai, Lan, Cúc, Trúc do trang trí gia Nguyễn Văn Triêm thực hiện 1966. (cách bày trí cũng như vật dụng trong phòng được giới thiệu ở trên đã được thay đổi khá nhiều so với trước để phù hợp xu thế hiện tại – ví dụ trước đây ghế của TT sẽ được đặt trên bục gỗ cao hơn các ghế còn lại.).



Cuối cùng là phòng tiếp khách trong nước với những chiếc ghế đặt ngang bằng nhau.

Tầng 2:

Đại sảnh tầng hai là nơi đặt tấm thảm rồng khổng lồ sản xuất tại Hồng Kông năm 1973.



Phòng Khách Phó Tổng Thống VNCH (Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Hương): bên trong có hai bức tranh sơn mài của hoạ sĩ Thái Văn Ngô (1966), bức tranh bên phải vẽ cảnh Khuê Văn Cát- Quốc Tử Giám thể hiện tinh thần hiếu học và bức tranh bên phải vẽ cảnh dạo chơi của vua Trần Nhân Tông dựa theo điển tích gặp người hành khất đối rách, vua cởi áo khoát của mình ban cho người này.



Hành lang kiến trúc thanh tao hình tượng cây trúc tượng trưng tấm lòng quân tử, không chỉ làm đẹp cho dinh thự mà còn đón ánh sáng mặt trời cho tầng 2 dù hướng mặt là Đông Bắc.


Phòng Trình Quốc Thư : Trước 30/4/1975, TT Nguyễn Văn Thiệu cùng bộ trưởng bộ ngoại giao đã tiếp nhận uỷ nhiệm thư của các nước đến đặc quan hệ ngoại giao, do đó đây là căn phòng uy nghiêm và sang trọng bật nhất trong DĐL với nội thất do hoạ sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện theo phong cách Nhật bằng kỹ thuật sơn mài dôc đáo. Toàn bộ nội thất từ bàn ghế đến các bức óp trên tường đều làm bằng sơn mài, đặc biệt bức tranh sơn mài "Bình Ngô Đại Cáo" gồm 40 miếng nhỏ ghép lại, được treo ở giữa phòng – Bức tranh miêu tả cảnh sống thanh bình của người dân Việt Nam vào thế kỷ 15, trung tâm là hình ảnh vua Lê Lợi trong buổi lễ tuyên bố chiến thắng quân Minh. Dọc hai bên tường là 8 đèn như những ngọn đuốc sẽ được thấp sáng khi nghi lễ diễn ra làm tăng thêm sự trang trọng cho căn phòng.


Cuối cùng là khu sinh hoạt dành riêng cho gia đình TT, gồm có phòng ăn, phòng ngủ, căn phòng ở giữa có rèm trắng là phòng cầu nguyện và ở giữa là khu tiểu sinh cảnh hồ nước, hòn non bộ, etc..

Tầng 3:

Phòng tiếp khách của phu nhân Tổng Thống: – bà Nguyễn Thị Mai Anh, phòng dùng để tiếp khách và bạn bè thân mật, được trang trí theo hai trường phái khác nhau, một bên có bàn dài và bức tranh vẽ tường hình lập thể thể hiện phong cách của người Châu Âu, đối diện là một bàn tròn và bộ tượng gốm Tam Đa (Phúc-Lộc-Thọ) được đặt trên giá thể hiện phong cách người Châu Á. Đền trang trí trên trần giống hình những đoá hoa làm tăng nét nữ tính cho phòng.


Phòng Chiếu Phim: dùng cho những buổi thuyết trình, xem chiếu phim hay diễn văn nghệ, tất cả những trang thiết bị ở đây có thể nói là rạp chiếu phim hiện đại nhất thời bấy giờ.


Bên ngoài là sân đáp máy bay trực thăng với hai vòng tròn đỏ đánh dấu vị trí 2 quả bơm được thả bởi trung uý Nguyễn Thành Trung 4/1975.


Phòng giải trí: có một quầy giải khát hình thùng rượu, giữa phòng có 1 bàn Salong lớn để chơi bài tự do và cuối phòng có chiếc bàn vuông dùng chơi bài mạc chược.


Một bô mạt chược trong phòng giải trí.

Tầng 4 (Tứ Phương Lầu):

Nằm trên tầng thượng, “Tứ Phương Vô Sự Lâu”, còn gọi là “Lầu Tĩnh Tâm” được thiết kế làm nơi dành riêng cho nguyên thủ quốc gia tìm sự an tâm tĩnh trí để suy nghĩ về những quyết định quan trọng. Nhưng trên thực tế, Tổng Thống Thiệu đã biến nơi này thành sàn nhãy với sức chứa hơn 100 khách, có quầy bar. Ngoài sân có lối cầu thang bộ xuống tầng hầm. 

Tứ Phương Vô Sự Lâu.


Tầng Hầm:

Có 2 tầng và có hai chứa năng chính, một là nơi điều hành bộ máy chiến tranh, hai là nơi trú bom an toàn.

Tầng 1 sâu cách mặt đất 1m, tường đúc bắng bê tông cốt thép dày 0,6m, bộc thép 50mm để chống nức tường trường hợp bị dội bom, sức chịu bom 500kg, là nơi làm việc của các sĩ quan cao cấp và nhân viên kỹ thuật trước 1975, có một phòng nghỉ và làm việc tạm của TT Thiệu.


 Tầng 2 cách mặt đất 3,5m, tường đúc bê tông dày 1,6m, bộc thép 50mm, sức chịu bom 2 tấn, không có phòng làm việc chỉ để trú bom. Tất cả các tầng của DĐL đều có đường thông xuống tầng hầm. Trước 1975 tầng hầm được trang bị thông gió và máy điều hoà.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | free samples without surveys