Sharing Plugin

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

CHUYỆN VỀ KIẾN TRÚC SƯ NGÔ VIẾT THỤ

KTS Ngô Viết Thụ và Dinh Độc Lập.



Giới thiệu về KTS Ngô Viết Thụ:

Chúng ta đều biết nói tới Dinh Độc Lập thì không ai quên được một vị KST vừa tài vừa đức và hôm nay chúng ta không giới thiệu các hạng mục trong Dinh Độc Lập được xây dựng hết 150 ngàn lượng vàng thời 1960, mà chúng ta sẽ nói về vị KTS từng được Ngô Đình Diệm và Võ Văn Kiệt mời một cách ưu ái khẩn thiết, đó là KTS Ngô Viết Thụ.

Ngô Viết Thụ quê Thừa Thiên có một tuổi thơ nhọc nhằn, túng thiếu. Phải ở với ông ngoại may được ông kèm cặp chữ Hán. chàng trai Ngô Viết Thụ sau khi kết hôn cũng được bên vợ giúp đỡ nhiều. Năm 1948, học xong Trường Cao đẳng kỹ thuật Đà Lạt, được gia đình vợ giúp sang du học ở Pháp. Năm 1950, Ngô Viết Thụ thi đậu vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris.

KTS Ngô Viết Thụ và giải Khôi Nguyên La Mã:

Năm 1955, ông đỗ đầu giải kiến trúc La Mã, được Hội Kiến trúc sư Pháp tặng huy chương vàng_gọi là khôi nguyên La Mã (Premier Grand Prix de Rome). Muốn tham dự cuộc thi này, thí sinh phải có quốc tịch Pháp; tuổi dưới 25, độc thân và phải có đạo Thiên Chúa. Trong khi đó, Ngô Viết Thụ không có quốc tịch Pháp; tuổi đã 28, đã có vợ con và lại là Phật tử. Có lẽ tài năng đã cứu giúp ông. Ông đã lần lượt vượt qua 4 vòng của cuộc thi và có mặt trong số 10 người ở vòng cuối. Trong kỳ thi cuối cùng (100 ngày) thí sinh không được bước chân ra ngoài trường thi.

Bài thi Ngôi thánh đường trên đảo Địa Trung Hải, có ngôi thánh đường hình parabol trên mặt bể Địa Trung Hải như ẩn hiện dưới bầu trời. Kết quả khi bỏ phiếu của Ban giám khảo cuộc thi (28/29), ông đoạt giải nhất ,khi ấy ông 29 tuổi. Với việc đoạt giải Khôi nguyên La Mã của Viện Hàn lâm Pháp, ông được cấp học bổng 3 năm nghiên cứu và sáng tác tại các khu biệt thự Medicis thuộc tài sản Pháp ở La Mã. Một vinh dự lớn nữa, một triển lãm trình bày các sơ đồ kiến trúc mang tên Ngô Viết Thụ được Tổng thống hai nước Pháp và Ý đến cắt băng khánh thành.

Bản thiết kế Ngôi Thánh Đường Trên Địa Trung Hải 1955.


KTS Ngô Viết Thụ trở về Việt Nam:

Vào những năm đầu 60, ngành qui hoạch trên toàn thế giới vẫn còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, và tại Việt Nam lúc đó chỉ có ba người có cả hai văn bằng kiến trúc sư và văn bằng phát triển quốc gia tại nước ngoài là: KTS Huỳnh Kim Mãng (GS Cao đẳng kiến trúc Sài Gòn), KTS Lê Văn Lắm (giám đốc Tổng nha kiến thiết đô thị) và KTS Ngô Viết Thụ.

Chợ Đà Lạt.


Nhà Thờ Bảo Lộc.

 Năm 1960, KTS Ngô Viết Thụ về Sài Gòn làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở tuổi 30. Một thời kỳ sung sức, hứng khởi. Ông là tác giả nhiều đồ án xây dựng, kiến trúc đồ sộ, trong đó có Dinh Độc Lập, bây giờ là dinh Thống Nhất, Đại học sư phạm Huế, Trung tâm nguyên tử Đà Lạt. Đại Chủng viện Đà Lạt, Viện Đại học Huế, Làng Đại học Thủ Đức, chợ Đà Lạt, Khách sạn Hương Giang 1 Huế, Nhà thờ Phú Cam, Trụ sở Việt Nam Hàng không vv…

Nhà Thờ Chính Toà Phú Cam.


Viện Nguyên Tử Đà Lạt.


Việt Lam Quốc Tự.


Đại Học Huế.




























































































Trong công trình Dinh Thống Nhất, ông áp dụng khoa chiết tự vào thiết kế mặt đứng: chữ Vương và chữ Tam - tượng trưng cho Nhân, Minh, Võ đức - để nhắc nhở những ai chủ trì tại đó phải có tài đức của một nhà lãnh đạo. Chữ Chủ - giữ vững chủ quyền đất nước, chữ Khẩu - đảm bảo tự do ngôn luận của người dân, chữ Trung - trung với quốc dân, và chữ Hưng - làm cho đất nước hưng thịnh. Tổng thể khối kiến trúc Dinh thống nhất có hình chữ Cát hàm nghĩa tốt lành...



Cũng như vậy, bao nhiêu những lời khen tặng về bức rèm đá hình cây trúc theo điển Tiết trực Tâm Hư của nhà Nho ca tụng khí tiết cương trực của người quân tử. Trúc tiết tâm hư thị ngã sư (lòng rỗng của đốt trúc đích thầy ta) Rằng đây là điều mà ông Diệm ưa thích. Quốc huy thời ông Diệm chính là cành trúc.

Tấm rèm đá này ở giữa với mục đích che chắn hung khí từ đại lộ Thống Nhất nhiễm vào và đón ánh sáng không khí tự nhiên ùa vào hành lang. Thế mà không thiếu những suy luận rằng, các đốt trúc trắng này trông xa như hình xương ống chân, ống tay. Cái mà người ta gọi là rèm lại chính là một số xương ống tay, ống chân treo trên dinh Độc Lập. Đây là một điềm báo trước cái chết của gia đình ông Diệm(!?)


Rèm đá trong Dinh Độc Lập.

Có lẽ hiếm một công trình như Dinh Độc Lập tròn nửa thế kỷ dằng dặc những luận bàn tốt xấu nhưng nó vẫn tồn tại, vẫn trở thành một trong Trung tâm hành chính quốc gia mọi thời. Vẫn được du khách tham quan khen là… lạ nhưng bắt mắt. Và đẹp!

Bộc bạch của KTS Ngô Viết Nam Sơn (con trai cố KTS Ngô Viết Thụ) trong một bài viết về cha mình:


Về mặt phong thủy, đa số công trình cho các vị vua ngày xưa đều xây dựng theo triết lý bá đạo, tức là làm sao có lợi nhất cho chủ nhân, mà không tính đến chuyện gây hại cho người khác.

Với Dinh Độc Lập, cha tôi theo quan điểm vương đạo, tức là làm sao cho cộng đồng phát triển tốt, khi cộng đồng thịnh vượng, thì vương cũng thịnh. Nhiều người cho rằng trục chính đi thẳng vào dinh là xấu, nhưng cha tôi vẫn làm, và dùng hồ nước để hóa giải. Ông cho rằng, vua thì phải làm gương, phải đứng ra gánh vác, chiếu không ngay, không ngồi. Tôi tự hào về cha, và ảnh hưởng nhiều về phong cách Á Đông kết hợp với kiến trúc cổ điển Pháp trong các công trình kiến trúc của ông.

…Cha tôi là người khí tiết, không chỉ trong lời nói, mà cả hành động. Sau này ông Diệm muốn đưa cha tôi vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nhưng cha tôi từ chối. Lúc đó, làm bộ trưởng Xây dựng giàu sang, uy quyền lắm, phụ trách luôn cả xổ số kiến thiết.

KTS Ngô Viết Thụ.

Và vẫn luôn một KTS Ngô Viết Thụ đa tài! Trong lãnh vực hội họa, nội bộ tranh Sơn Hà Cẩm Tú gồm 7 bức, mỗi bức dài 2m, rộng 1m được trưng ngay trong chính Dinh Độc Lập đã khiến ông nổi danh. Lại thạo ngón chơi đàn Tranh, đàn Kìm và Sáo. Ông để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.

Bức Tranh "Cẩm Tú Sơn Hà" phòng Đại Yến - Dinh Độc Lập. 


KTS Ngô Viết Thụ và ông sáu Dân (Võ Văn Kiệt):

Ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) dường như tìm đến ông hơi bị muộn? Đó là thời điểm sau khi ông Thụ đi học tập cải tạo 1 năm trở về…
Nhiều ý kiến đánh giá, sở dĩ KTS Ngô Viết Thụ không di tản vì từng chịu ảnh hưởng ông Võ Văn Kiệt trong đó có câu khi nào anh không chịu được nữa thì biểu tôi. Chứ đi như thế nguy hiểm lắm…
Ông Sáu Dân thời điểm chưa ở cương vị Thủ tướng, một lần đi công tác nước ngoài bằng phi cơ của Air France, mời KTS đi cùng. Ghế của KTS Ngô Viết Thụ là hạng phổ thông. Trong khi hàng ghế hạng thương gia của ông Sáu Dân lại dư. Ông Sáu đề nghị phi hành đoàn mời KTS Ngô Viết Thụ lên nhưng ông không chịu. Ông Sáu Dân kiên quyết, nếu ông không lên thì ông Sáu sẽ xuống hạng phổ thông ngồi. Khi đó KTS Ngô Viết Thụ mới chịu.
Lần đó đi Vịnh Hạ Long, ông Sáu Dân thân mài mực nho và giữ giấy cho gió biển khỏi bay để KTS Ngô Viết Thụ họa cảnh.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt công du Pháp và Algeria mời KTS Ngô Viết Thụ đi cùng. Đến Pháp, không may KTS bị chứng bệnh thận cấp tính phải lưu lại chữa trị. Trong thời gian chữa bệnh có rất nhiều lời mời ông ở lại, và hứa bảo lãnh cả gia đình sang nước ngoài luôn. Nhưng ông kiên quyết trở về. Con trai ông kể lại, ông trở về vì một lời đã hứa với chú Sáu. Ông nói: “Kẻ sĩ đã tin nhau thì không bao giờ được phụ lòng nhau”.
Rồi có thời điểm ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội KTS Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội KTS TPHCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mời ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng.
Các thành viên của tổ chức tư vấn đều chuyên làm công tác nghiên cứu, không giữ chức quyền trong bộ máy hành chính nhà nước theo chế độ “5 không”: không biên chế, không lương, không chức vụ, không có cấp trên cấp dưới và quan trọng nhất là không bị ràng buộc, hạn chế gì khi góp ý kiến với Thủ tướng.

Khi ông mất ,ban tổ chức đám tang KTS Ngô Viết Thụ đã cho dừng linh cữu xe tang trước cổng Dinh Độc Lập để vong hồn ông được nhìn lại lần cuối tác phẩm ông đắc ý nhất trong số các tác phẩm kiến trúc mà ông đã thực hiện trong suốt cuộc đời

KTS Ngô Viết Nam Sơn (con trai KTS Ngô Viết Thụ).

KTS Ngô Viết Thụ dường như đã thanh thản ra đi 15 năm trước bởi có người con trai tài danh đã kế được nghiệp mình. Đó là TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn có hơn 20 năm trong ngành kiến trúc và quy hoạch, từng thành công với nhiều dự án lớn ở Mỹ như đại học Washington tại Seattle. Đại học California tại San Francisco; dự án quy hoạch khu nhà ở thương mại cao cấp Lachine ở Montreal (Canada); quy hoạch xây dựng Phố Đông và hai bờ sông Hoàng Phố (Thượng Hải - Trung Quốc); quy hoạch đô thị mới Filinvest (Philippines); Almaden Plaza, San Jose (Mỹ)...; thành viên nhóm thiết kế khu đô thị Nam Sài Gòn, quy hoạch khu đô thị Hà Nội Mới, quy hoạch lại Đà Nẵng, Phú Quốc.


                                                                                                                

                                                                                                     TRÍCH. XUÂN BA (báo TiềN phong)

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

DINH ĐỘC LẬP - P2 (KIẾN TRÚC)


Tổng diện tích sử dụng 20.000m2, riêng Dinh Độc Lập có diện tích 4.500 m2. Vật liệu đa số trong nước , riêng đèn trần pha lê, cửa kính dày 12 ly , thang máy và máy điều hoà là nhập từ nước ngoài. Dinh gồm có 1 sân thượng, 3 tầng lầu chính, 2 gác lững, 1 tầng nền và 2 tầng hầm.Tổng cộng có trên 100 phòng (mỗi phòng bày trí khác nhau).

Tầng nền:

Phòng Khánh Tiết: là phòng lớn nhất, trước 1975 phòng được sử dụng cho những cuộc hợp với nghi lễ long trọng, do đó cách sắp xếp đa phần như cũ (thảm, đèn trần pha lê), phía sau là bức ảnh chụp lại của bức tranh thuỷ mặc (tranh thuỷ mặc gốc được tu sửa lại tại bảo tàng Mỹ Thuật Hà Nội)-nói về đề tài “Việt Nam Quốc Tổ”- đức Quốc Tổ oai vệ giữa hai hàng văn võ bá quan và tay cầm bút viết hai chữ lớn “ Văn Lang”(tên đầu tiên của nước ta).

Phòng Khánh Tiết

Phòng Hợp Hội Đồng Nội Các: vẫn còn sử dụng cho những cuộc hợp quan trọng.

Phòng hợp Nội Các.

Phòng Đại Yến: trước 1975 để chiêu đãi các tiệc trọng thể trong Dinh, màu sắc được chọn cho căn phòng là màu vàng có tác dụng tăng sự đầm ấm và vui vẻ cho buổi tiệc.Ngoài ra trong phòng còn treo một bức tranh sơn dầu gồm 7 tấm ghép lại do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ tặng nhân dịp khánh thành Dinh, gốc trái bưc tranh có 2 câu thơ chữ Hán bằng mực đỏ với nội dung: “ Cẩm tú sơn hà – Thái bình thảo mộc”_ tạm dịch: “Non sông gấm vốc- Cây cối thái bình”.

Phòng Đại Yến

Hiện nay cả ba phòng vẫn còn được sử dụng cho các cuộc hợp quan trọng của Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ.

Tầng 1:

Phòng hội đồng an ninh Quốc Gia:
Phòng hội đồng an ninh Quốc Gia



Phòng làm việc của Tổng Thống (TT): có bức tranh Cầu Tri Thủy thuộc vùng biển Ninh Chữ ,Ninh Thuận - quê hương TT Nguyễn Văn Thiệu do họa sĩ Phạm Cơ vẽ bằng sơn dầu trên vải năm 1966. Kế bàn làm việc là cánh cửa dẫn xuống tầng hầm bằng cầu thang bộ. Căn phòng này còn có bức tranh thêu trên nền nhung hình cây tùng và chim hạc, biểu tượng của sự trường tồn. Đây là quà tặng của Đại tướng Hàn Quốc Mul Hien The năm 1971.




Phòng tiếp khách nước ngoài của TT: bên trong phòng có 2 chiếc ghế (chổ ngồi của TT Nguyễn Văn Thiệu) được đặt đối diện với 2 hàng ghế còn lại (chổ ngồi của thượng khách cùng thư ký và phụ tá của họ). Phía sau chổ ngồi TT có tấm ván ba sọc tượng trưng cho quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà và một cặp ngà voi cấm vào miệng rồng để thể hiện quyền uy, hai bên là hai chiếc tủ gỗ có hình Mai, Lan, Cúc, Trúc do trang trí gia Nguyễn Văn Triêm thực hiện 1966. (cách bày trí cũng như vật dụng trong phòng được giới thiệu ở trên đã được thay đổi khá nhiều so với trước để phù hợp xu thế hiện tại – ví dụ trước đây ghế của TT sẽ được đặt trên bục gỗ cao hơn các ghế còn lại.).



Cuối cùng là phòng tiếp khách trong nước với những chiếc ghế đặt ngang bằng nhau.

Tầng 2:

Đại sảnh tầng hai là nơi đặt tấm thảm rồng khổng lồ sản xuất tại Hồng Kông năm 1973.



Phòng Khách Phó Tổng Thống VNCH (Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Hương): bên trong có hai bức tranh sơn mài của hoạ sĩ Thái Văn Ngô (1966), bức tranh bên phải vẽ cảnh Khuê Văn Cát- Quốc Tử Giám thể hiện tinh thần hiếu học và bức tranh bên phải vẽ cảnh dạo chơi của vua Trần Nhân Tông dựa theo điển tích gặp người hành khất đối rách, vua cởi áo khoát của mình ban cho người này.



Hành lang kiến trúc thanh tao hình tượng cây trúc tượng trưng tấm lòng quân tử, không chỉ làm đẹp cho dinh thự mà còn đón ánh sáng mặt trời cho tầng 2 dù hướng mặt là Đông Bắc.


Phòng Trình Quốc Thư : Trước 30/4/1975, TT Nguyễn Văn Thiệu cùng bộ trưởng bộ ngoại giao đã tiếp nhận uỷ nhiệm thư của các nước đến đặc quan hệ ngoại giao, do đó đây là căn phòng uy nghiêm và sang trọng bật nhất trong DĐL với nội thất do hoạ sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện theo phong cách Nhật bằng kỹ thuật sơn mài dôc đáo. Toàn bộ nội thất từ bàn ghế đến các bức óp trên tường đều làm bằng sơn mài, đặc biệt bức tranh sơn mài "Bình Ngô Đại Cáo" gồm 40 miếng nhỏ ghép lại, được treo ở giữa phòng – Bức tranh miêu tả cảnh sống thanh bình của người dân Việt Nam vào thế kỷ 15, trung tâm là hình ảnh vua Lê Lợi trong buổi lễ tuyên bố chiến thắng quân Minh. Dọc hai bên tường là 8 đèn như những ngọn đuốc sẽ được thấp sáng khi nghi lễ diễn ra làm tăng thêm sự trang trọng cho căn phòng.


Cuối cùng là khu sinh hoạt dành riêng cho gia đình TT, gồm có phòng ăn, phòng ngủ, căn phòng ở giữa có rèm trắng là phòng cầu nguyện và ở giữa là khu tiểu sinh cảnh hồ nước, hòn non bộ, etc..

Tầng 3:

Phòng tiếp khách của phu nhân Tổng Thống: – bà Nguyễn Thị Mai Anh, phòng dùng để tiếp khách và bạn bè thân mật, được trang trí theo hai trường phái khác nhau, một bên có bàn dài và bức tranh vẽ tường hình lập thể thể hiện phong cách của người Châu Âu, đối diện là một bàn tròn và bộ tượng gốm Tam Đa (Phúc-Lộc-Thọ) được đặt trên giá thể hiện phong cách người Châu Á. Đền trang trí trên trần giống hình những đoá hoa làm tăng nét nữ tính cho phòng.


Phòng Chiếu Phim: dùng cho những buổi thuyết trình, xem chiếu phim hay diễn văn nghệ, tất cả những trang thiết bị ở đây có thể nói là rạp chiếu phim hiện đại nhất thời bấy giờ.


Bên ngoài là sân đáp máy bay trực thăng với hai vòng tròn đỏ đánh dấu vị trí 2 quả bơm được thả bởi trung uý Nguyễn Thành Trung 4/1975.


Phòng giải trí: có một quầy giải khát hình thùng rượu, giữa phòng có 1 bàn Salong lớn để chơi bài tự do và cuối phòng có chiếc bàn vuông dùng chơi bài mạc chược.


Một bô mạt chược trong phòng giải trí.

Tầng 4 (Tứ Phương Lầu):

Nằm trên tầng thượng, “Tứ Phương Vô Sự Lâu”, còn gọi là “Lầu Tĩnh Tâm” được thiết kế làm nơi dành riêng cho nguyên thủ quốc gia tìm sự an tâm tĩnh trí để suy nghĩ về những quyết định quan trọng. Nhưng trên thực tế, Tổng Thống Thiệu đã biến nơi này thành sàn nhãy với sức chứa hơn 100 khách, có quầy bar. Ngoài sân có lối cầu thang bộ xuống tầng hầm. 

Tứ Phương Vô Sự Lâu.


Tầng Hầm:

Có 2 tầng và có hai chứa năng chính, một là nơi điều hành bộ máy chiến tranh, hai là nơi trú bom an toàn.

Tầng 1 sâu cách mặt đất 1m, tường đúc bắng bê tông cốt thép dày 0,6m, bộc thép 50mm để chống nức tường trường hợp bị dội bom, sức chịu bom 500kg, là nơi làm việc của các sĩ quan cao cấp và nhân viên kỹ thuật trước 1975, có một phòng nghỉ và làm việc tạm của TT Thiệu.


 Tầng 2 cách mặt đất 3,5m, tường đúc bê tông dày 1,6m, bộc thép 50mm, sức chịu bom 2 tấn, không có phòng làm việc chỉ để trú bom. Tất cả các tầng của DĐL đều có đường thông xuống tầng hầm. Trước 1975 tầng hầm được trang bị thông gió và máy điều hoà.



Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

DINH ĐỘC LẬP_P1 ( LỊCH SỬ )

Dinh Độc Lập

Dinh Norodom từ 1869 đến trước 1962

Thời Pháp:
Khi Nam Kỳ bị Pháp chiếm đống, thống đốc Nam Kỳ De Lagrandiere quyết định bỏ ra một số tiền khá lớn (gần 4 triệu Franc vàng) để xây dựng một dinh thự nguy nga tráng lệ trên mãnh đất rộng 15 hacta ngay trung tâm Sài Gòn để phô trương sự giàu mạnh của một cưởng quốc thực dân, dinh được thiết kế bởi kiến trúc sư Lhermitte (người vẽ kiến trúc toà thị sãnh Hong Kong), ông chọn phong cách kiến trúc Châu Âu, không một nét kiến trúc Việt Nam.

23/2/1868, bắt đầu xây dựng đến 25/9/1869 khánh thành nhưng việc hoàn thiện và trang trí nội thất cho dinh đến 1875 mới xong, mang tên Norodom- tên của một vị vua Campuchia đã ký với Pháp một hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp. 1887, tổng thống Pháp ký sắc lện thành lập Liên Bang Đông Dương, nên toà nhà hoành tráng nhất Đông Dương bị trưng dụng làm dinh toàn quyền Đông Dương, do đó thống đốc Nam Kỳ phải dọn sang dinh nhỏ hơn (xây dựng 1885-1890)-dự kiến sẽ làm bảo tàng kinh tế, dinh thống đốc Nam Kỳ này vào trước 1975 còn được gọi là dinh Gia Long (nay là bảo tàng TPHCM số 67 Lý Tự Trọng Quận 1).

Theo những người tin phong thuỷ, thống đốc Nam Kỳ chọn mãnh đất ngay ngã ba (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lê Duẩn), thì đường Lê Duẩn xưa là đường Norodom (*) như là một mũi tên đâm thẳng vào dinh, do đó chưa đầy bốn thập niên đã có bốn toàn quyền chết (hay suýt chết là toàn quyền bị ám sát tại Quảng Châu-Trung Quốc dưới bàn tay chiến sĩ Tâm Tâm Xã Phạm Hồng Thái).

Sau CM tháng 8/1945, Pháp tái chiếm đông Đông Dương, dinh trở thành dinh cao uỷ Đông Dương. Cao uỷ thứ tư là tướng De Lattre De Tassigny ngồi dinh chưa được một năm bị ung thư về nước rồi chết. 1954, quân Pháp thảm bại tại Điện Biên Phủ, phải ký hiệp định đình chiến Geneve rút quân về nước và giao dinh cho chính phủ Bảo Đại, dinh được đổi tên là dinh Độc Lập.

Dinh Độc Lập

Đường Thống Nhất (1950- trước 1975)

Thời Mỹ:

1955, Mĩ can thiệp và đưa Ngô Đình Diệm lên tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), dinh trở thành dinh Tổng Thống. 27/2/1962, hai trung uý Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái máy bay AD-6 ném bom xuống dinh, Ngô Đình Diệm và em là Ngô Đình Nhu thoát chết nhưng dinh bị hư hại nặng, do đó Diệm đã cho sang bằng và xây mới hoàn toàn.

Dinh Độc Lập

Dinh bị ném bom 1962


Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người Việt Nam đầu tiên được giải thưởng lớn Roma-Khôi Nguyên La Mã), để hạn chế tác hại của “mũi lao”, ông cho xây dựng một đài phun nước trước dinh, xây dựng 1962, 1963 thì Diệm và Nhu bị ám sát chết, mãi đến 1966 mới khánh thành Dinh mới. 1968, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ mở tiệc mừng đắc cử tổng thống và phó tổng thống tại Dinh thì bị Biệt Động Sài Gòn nả bốn quả đạn cối 60ly nhưng không sao. 1968, lại bị biệt động Sài Gòn tấn công một lần nữa. Tháng 4/1975, trung uý Nguyễn Thành Trung (đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân hoạt động bí mật trong hàng ngũ không lực VNCH) khi nhận lện láy máy bay F5E ném bom vùng giải phóng, trên đường bay ông tách đội hình quay lại ném bom Dinh là sập sân bay lầu 3 và cầu thang trung tâm lầu 2, rồi hạ cánh xuống sân bay Bà Rá-Phước Long.

4/1975, chứng kiến ba đời tổng thống Việt Nam Cộng Hoà ra đi: 21/4/1975 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức rồi trao quyền cho phó tổng thống Trần Văn Hương. Ông Hương lên thay chỉ trong vòng một tuần, ngày 28/4 từ chức và trao lại quyền cho tướng về hưu Dương Văn Minh lên làm tổng thống nhưng cũng chỉ được hai ngày (chính xác 43giờ).

30/4/1975, những chiếc xe tăng của lữ đoàn 203, quân đoàn 2 nhanh chống vượt cầu Thị Nghè tiến về Dinh Độc Lập, dẫn đầu là xe tăng 843 và sau đó chiếc xe tăng mang biển hiệu 390 đã hút sập cổng Dinh Độc Lập (để biết chính xác xe tăng nào hút cổng là nhờ vào một bức ảnh được chụp lại bởi một nữ phóng viên người Pháp).

Dinh Độc Lập

Đúng 11:30’, trung uý Bùi Quang Thận- người chỉ huy xe tăng 843, đã lên ban công tầng 4 hạ lốc cờ Ba Sọc của chính quyền Sài Gòn xuống và kéo cờ của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm chiến đấu trường kỳ.

(*)
Tên
1871
1950
30/4/1975
1986
Dinh
Norodom
Độc Lập
Thống Nhất
Thống Nhất
Đường
Norodom
Thống Nhất
30/4
Lê Duẩn

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM SÀI GÒN

Hình ảnh Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn 1892.

*Bưu Điện cũ (1860-1863):  

Sau khi Sài Gòn thuộc Pháp 1860, Pháp muốn xây dựng một bưu điện tại Sài Gòn để liên lạc, nên họ chọn vị trí trung tâm thành phố và mời vị kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel- người thiết kế Tháp Eiffel (Paris), tượng Nữ Thần Tự Do (New York), Cầu Long Biên (Hà Nội), Cầu Tràng Tiền (Huế) để xây dựng "Sờ Dây Thép Sài Gòn"(tức Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn) với phong cah1 Á- Âu kết hợp. Năm 1863 thì hoàn thành.

Năm 1864, những con tem đầu tiên với hình “con cò” (tem đầu tiên của Việt Nam) được gửi đi khắp thế giới.

*Bưu Điện mới (1886-1891):  

Năm 1886, vì đáp ứng nhu cầu nhiều hơn của người dân nên Pháp đã cho xây dựng lại Bưu Điện mới lớn hơn như ngày nay bởi kiến trúc sư Alfred Foulhoux. Năm 1891 thì  hoàn thành.


Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn


Ø Bên Ngoài:

Mặt tiền kết cấu hình khối, cửa sổ hình vòm cung với các ô hình chữ nhật ghi danh những nhà phát minh ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có các hình Nam Nữ đội vòng nguyệt quế. Có nhiều hoa văn và phù điêu được khắc tỉ mỉ.

Ø Bên trong:


Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn

Tiền sãnh Bưu Điện trung tâm Sài Gòn.

Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn
 Bản đồ Sài Gòn và vùng lân cận 1892.
Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn
Bản đồ đường dây điện Việt Nam và Campuchia 1936.

  Bên trong tiền sãnh là hai bức tranh: Bản đồ Sài Gòn và vùng lân cận 1892 (phải) và bản đồ đường dây điện Việt Nam và Campuchia 1936 (trái), vào trong nữa sẽ là một kiến trúc vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt lớn, tạo cảm giác rộng rãi và thoát mát cho nơi có nhiều người ra vào. 




Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn
Đại sãnh Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn.
Khi đến với Bưu Điện Sài Gòn chúng ta sẽ được gặp ông Dương Văn Ngộ- một biên dịch viên- nhân viên cũ của Bưu Điện từ 1952, giờ đã nghỉ nhưng vẫn đến đây để giúp người dân viết thư.

Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn
Ông Dương Văn Ngộ bên chiếc bàn làm việc của mình.
Bưu Điện hiện nay, ngoài việc được trang bị nhiều quầy phục vụ với những trang thiết bị hiện đại có thể liên lạc, gửi thư hay hàng hoá đến bất kì đâu trên thế giới, mà còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Sài Gòn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN

                                       ĐC:1 Công Xã Paris_P. Bến Nghé_Quận 1_TP HCM
                        Mở Cửa: 8  – 11am  và  3 – 4pm ;  Lễ (T7-CN): 5:30am  và 5pm.

nhà thờ đức bà saigon

*    Vị Trí:

Sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho xây dựng một nhà thờ tại đây để làm nơi hành lễ cho tín đồ Công Giáo người Pháp.

Có 3 nơi tại Sài Gòn được chọn để xây dựng nhà thờ:  
     
1.Gốc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng (nay là toà lãnh sự Pháp).
2.Đường Nguyễn Huệ.
3.Công Xã Paris (vị trí hiện tại).

Nhà thờ được xây dựng từ 1877-1880, bởi kiến trúc sư Bourard, với kinh phí là 2.500.000 France.

*    Tên Gọi:

Lúa đầu tên nhà thờ là: Nhà Thờ Nhà Nước (vì do Pháp  bỏ tiền xây dựng) và trước nhà thờ có bức tượng của giám mục Adran và hoàng tử Cảnh.

Sau đó vào năm 1945, bức tượng này đã được thay đổi thành tượng  Đức Mẹ Hoà Bình và nhà thờ cũng được đổi tên là Nhà Thờ Đức Bà.

tượng đức mẹ Maria nhà thờ đức bà saigon

   Kiến Trúc:

+ Bên ngoài:

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Roma. Cao: 57m, dài: 91m, ngang: 35,5m.
Toàn bộ xi măng, cốt thép, ốc vít,… đều được mang từ Pháp sang. Đặc biệt là gạch, được mang từ Marscille (Pháp) qua và toàn bộ tường bên ngoài không tô trát xi măng hay sơn nhưng không bám bụi rêu.

chuông nhà thờ đức bà saigon

Phía trước nhà thờ có 2 tháp chuông 2 bên và 1 đồng hồ lớn ở giữa, bên trong tháp có bộ chuông cổ độc đáo gồm 6 quả, nặng tổng cộng gần 30 tấn do Hãng đúc chuông Bolley chế tác năm 1879 tại Pháp. Tên 6 quả chuông được gọi bằng 6 cung nhạc: La, Si (bên tháp phải) và Do, Re, Mi, Sol (bên tháp trái).

Theo ông Chín ( người quản lý bộ chuông gần 30 năm) cho rằng chính vì có thể tạo ra tiếng đàn và tiếng chuông báo giờ ngân vang (xa khoảng 10km) và kéo dài khoảng vài phút nên đây cũng là lý do khiến nhiều chuyên gia đưa ra nhận xét về bộ chuông nhà thờ Đức Bà: “Cả vùng Viễn Đông, không nơi nào có thể sánh được, và ngay cả ở Pháp, nhiều nhà thờ cũng phải ghen tị ! ”.


chuông nhà thờ đức bà saigon

Chuông La (trái) và Si (phải)


chuông đồng hồ nhà thờ đức bà saigon

Ông Chín cũng là người trông coi bộ cơ của chiếc đồng hồ gắn trước nhà thờ

+ Bên Trong:
   
   Nội thất thánh đường được chia ra:

  •     Một nhà thờ chính.
  •     Hai dãy hành lang hai bên.
  •     Hai dãy nhà nguyện với những bàn thờ về các thánh: Đức mẹ Fatima, Kito Vua, Thánh     Anna, Thánh Têrêsa (cánh phải) và Thánh Giuse, Lòng Chúa Thương Xót, Thánh Patrick, Đức mẹ Hằng cứu giúp, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Anton thành Padova (cánh trái).



nhà thờ đức bà saigon

Không gian bên trong nhà thờ.


nhà thờ đức bà saigon

Nhà Nguyện bên trong nhà thờ.


nhà thờ đức bà saigon

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | free samples without surveys