Sharing Plugin

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

NGÃ BA GIỒNG_ VÙNG ĐẤT LINH THIÊNG

Cổng chính khu DT Ngã Ba Giồng
Cổng chính khu DT Ngã Ba Giồng

1/ Vị Trí:

Ngã Ba Giồng xã Xuân Thới Thượng là vùng đất chuyển tiếp giữa cánh đồng phèn chua sâu trũng sang vùng đất gò cao hơn (gọi là giồng), ngày xưa trên có nhiều cây bằng lăng mọc nên tên cũ gọi đầy đủ là Ngã Ba Giồng Bằng Lăng. Đây là điểm giao nhau giữa Tỉnh lộ 9 từ Đức Hòa về Hóc Môn với Tỉnh lộ 14 (nay là Phan Văn Hớn) và Nguyễn Văn Bứa.

2/ Sự Kiện:

Tượng đài Bất Khuất
                                                             Tượng đài Bất Khuất


Trãi suốt chiều dài lịch sử, Vùng đất Ngã Ba Giồng đã chứng kiến biết bao sự kiện oai hùng của nhũng đoàn quân yêu nước cách mạng. Nơi ghi dấu hoạt động nhiều nhà lãnh đạo của Đảng. cuộc khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu do hai ông Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất và ông Nguyễn Văn Quá lãnh binh tấn công đốt cháy Dinh quận Bình Long (nay là huyện Hóc Môn), giết chết vợ chồng Đốc phủ gian ác Trần Tử (1885). Sau đó để cứu dân khỏi bị thực dân Pháp và tay sai khủng bố trả thù, hai Ông Hớn, Quá đã ra nộp mình, chịu án hành hình trước chợ Bình Long (chợ Hóc Môn ngày nay) Đặc biệt, sau cuộc Khởi nghĩa toàn Xứ Nam kỳ bùng nổ đêm 22 rạng ngày 23/11/1940, dài đến năm 1941, 1942, thực dân Pháp đã dựng nên ở Ngã Ba Giồng 1 trường bắn để sát hại rất nhiều đồng bào, đồng chí kiên cường, lỗi lạc của Đảng ta như cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, ủy viên Trung ương Đảng Phan Đăng Lưu…

Tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh
Tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh

Rút kinh nghiệm từ 02 trường bắn trước (01 tại rạp hát cũ trung tâm Quận lỵ Hóc Môn, 01 cạnh giếng nước sau Bệnh viện Hóc Môn ngày nay), chúng xử bắn công khai, bắt nhân dân đến xem nhằm mục đích uy hiếp tinh thần cách mạng của nhân dân Hóc Môn. Nhưng cách xử bắn đó đã phản tác dụng, nhân dân Hóc Môn đã tận mắt chứng kiến sự tàn ác của thực dân Pháp, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ cộng sản nên ngọn lửa yêu nước của họ càng bùng lên mãnh liệt.

Trường bắn thứ 3 này, chúng không dám xây dựng gần trung tâm Quận lỵ nữa mà đưa ra khu vực Ngã ba Giòng là vùng hoang vắng, thưa dân để tránh sự phản kháng của nhân dân. Tại đây, chúng xây dựng thành 01 trường bắn có mô đất kiên cố dài 12m, cao 2,2m, phía trước có trồng 06 cột bắn, mỗi cột cao 1.7m, cột bằng gỗ tròn 20 cm, chân cột đính chặt xuống đất bằng xi-măng trộn đá xanh. Phía sau hàng cột là những mô đất dài và cao hơn 2 m, cách hàng cột 1,5 m dùng để chắn đạn. hướng bắn quay về phía đồng ruộng. Vào năm 1941, tại đây chúng lén lúc xử bắn rất nhiều lần, không cho nhân dân xem, hàng trăm chiến sĩ cộng sản và đồng bào yêu nước bị chúng giết hại.

Trường Bắn Ngã Ba Giồng
Trường Bắn Ngã Ba Giồng
3/ Các công trình bên trong khu di tích:

Khu di tích có 5 cổng, từ cổng chính đi vào chúng ta sẽ thấy một khoảng sân rất rộng với những hàng cây xanh, vườn trầu rất đẹp, bên trái sân (nhìn từ đền chính) là tượng đài chiến sĩ vô danh, bên phải là tượng đài bất khuất. Đi thẳng vào sẽ là trường bắn với 6 cột bắn, phái sau trường bắn sẽ là 2 hồ phun nước 2 bên lối vào đền chính.Ngoài ra trong khuôn viên còn có nhà truyền thống, nhà dịch vụ và nhà hành chính.
Khu Đền Chính Ngã Ba Giồng
Khu Đền Chính Ngã Ba Giồng

Khu di tích Ngã Ba Giòng là khu tưởng niệm về những sự kiện lịch sử trong hai cuộc khácg chiến chống ngoại xâm. Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2002 .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | free samples without surveys